DỊCH VỤ BẢO TRÌ – NÂNG CẤP HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG

Bảo trì hệ thống điện công nghiệp nhà máy, nhà xưởng chuyên nghiệp

Nhà máy xí nghiệp lớn có số lượng máy móc và thiết bị rất nhiều với số lượng lớn, giá trị cao. Sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị hư hỏng và sự cố, nên chí phí cho sửa chữa và thay thế thiết bị là rất lớn. Nhưng việc thay thế sửa chữa sẽ mất thời gian làm gián đoạn quá trình sản xuất gây tổn thất không nhỏ. Vì thế, bảo trì hệ thống điện công nghiệp nhà máy thường xuyên sẽ tránh khỏi những vấn đề này. Trường Thịnh Engineering & Technology là đơn vị uy tín, nhanh chóng cung cấp dịch vụ lắp đặt và bảo trì hệ thống cơ điện nhà xưởng trọn gói.

Dịch vụ kiểm tra – bảo trì và nâng cấp hệ thống điện công nghiệp trong nhà máy

05 Lý do cần thực hiện bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện công nghiệp

Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện công nghiệp là điều cần thiết, những lý do sau đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này

1. Bảo trì hệ thống điện công nghiệp giúp nhà máy vận hành liên tục

Thật vậy, việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị điện trong nhà máy là điều cực kỳ cần thiết, giúp nhà máy vận hành liên tục, tránh gặp những sự cố sảy ra gây gián đoạn sản xuất vào những thời điểm nhạy cảm. Mặt khác, việc làm này còn phòng ngừa được những sự cố điện ngoài mong muốn sảy ra bất ngờ gây thiệt hại nghiêm trọng.

2. Bảo trì hệ thống điện công nghiệp giúp nhà máy tránh gặp những sự cố chập cháy

Như chúng ta đã biết, thiết bị nào hoạt động cũng có tuổi thọ và vòng đời của nó, thiết bị điện công nghiệp cũng không là ngoại lệ. Ví dụ, các ACB, Aptomat, Contactor….có tuổi thọ từ 10.000 đến 15.000 lần đóng và ngắt. Vì vậy, khi hoạt động trong một thời gian dài, các tiếp điểm cơ khí bị bào mòn dần, làm cho hoạt động không còn tin cậy. Ngoài ra, việc nhà máy tiêu thụ điện theo thời gian sẽ tăng lên do các máy móc ngày càng cũ đi. Do đó, việc kiểm tra và thay thế các thiết bị điện là rất quan trọng, giúp nhà máy tránh được các nguy cơ quá tải, chập cháy do các thiết bị điện gây ra

3. Bảo trì hệ thống điện công nghiệp giúp nhà máy tiết kiệm điện năng

Đầu tư nâng cấp và cải tiến hệ thống điện cũng là một phần việc phát sinh trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng và bảo trì hệ thống điện. Tôi xin lấy ví dụ như sau:

Thời gian đầu tiên khi đầu tư nhà máy, chủ doanh nghiệp thường ít quan tâm đến từng thiết bị điện hay máy móc, bởi thời gian ban đầu phải tập chung cho việc xây dựng nhà máy để mau chóng đưa nhà máy vào hoạt đông.

Tuy nhiên, khi nhà máy đi vào hoạt động, bắt đầu các chi phí tăng lên, một trong số đó là các chi phí về năng lượng điện tiêu thụ đang để chủ doanh nghiệp phải quan tâm.

Qua đó, các thiết bị điện không cần hoạt động hết công suất, nhưng chúng vẫn phải chạy hết công suất. Nắm được điều này, chúng ta cần cải tiến hệ thống điện, một số công việc đó phải kể đến là việc rà soát lại toàn bộ các động cơ điện và lắp đặt biến tần cho chúng, nhằm tiết kiểm điện hơn. Đồng thời nâng cấp thêm các hệ thống cảm biến và đồng hồ đo để kiểm soát năng lượng.

4. Tránh được các khoản phạt từ điện lực

Bảo trì, bảo dưỡng, đo đếm hệ số cos phi của nhà máy cũng là một công việc cần thực hiện định kỳ 3 tháng 1 lần. Bởi, theo thời gian các tham số của tụ bù, hoặc nhà máy nâng cấp thêm nhiều máy móc thì cos phi của nhà máy cũng từ đó mà thay đổi. Để không bị phạt cos phi từ công ty điện lực. Chúng tôi khuyên các nhà máy cần chủ động việc đo đếm cos phi nhà máy của mình trước khi bị điện lực phạt

5. Giảm chi phí do phải thay thế thiết bị

Theo kinh nghiệm nhiều năm làm dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện cho các nhà máy. Chúng tôi nhận thấy một điều rất quan trọng, các nhà máy thực hiện định kỳ các quy trình bảo dưỡng bảo trì phải trả ít tiền hơn cho chi phí phải thay thế thiết bị điện mới so với các nhà máy không có hoặc không  bảo trì bảo dưỡng không đúng định.

Những lợi ích từ việc duy trì bảo dưỡng hệ thống điện công nghiệp

Với 5 lý do kể trên việc mỗi nhà máy cần phải có đội bảo trì, bảo dưỡng hoặc thuê ngoài dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện công nghiệp là cần thiết. Bởi chúng mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Tiết kiệm điện năng tiêu thụ
  • Tranh các khoản phạt không mong muốn từ điện lực
  • Không bị gián đoạn trong sản xuất
  • Tiết kiệm chi phí thay thế mới
  • Kéo dài tuổi thọ làm việc của các thiết bị

Những hạng mục công việc trong dịch vụ bảo trì hệ thống điện công nghiệp

1.Kiểm tra, theo dõi và ghi chép định kỳ tình trạng hoạt động của các thiết bị

2.Vệ sinh bụi bẩn các thiết bị điện, đảm bảo khả năng tản nhiệt và thông thoáng của các thiết bị điện

3.Tư vấn đầu tư, nâng cấp và cải tiến (nếu có) các thiết bị điện hết tuổi thọ làm việc hoặc làm việc không tin cậy

4.Đánh dấu các đầu dây đi đến các thiết bị một cách rõ ràng, vẽ lại toàn bộ bản vẽ mạch điện điều khiển (nếu có) nhằm đảm bảo xử lý nhanh, chính xác mỗi khi có các sự cố sảy ra

5.Quy hoạch, phân tách lại các đường dây điện (nếu có). Đường dây điều khiển tách rời với đường dây điện động lực nhằm tránh sảy ra nhiễu tín hiệu

6.Sao lưu/sao chép lại toàn bộ các chương trình điều khiển của các máy móc (nếu có) đề phòng trường hợp thiết bị hỏng, làm mất chương trình

Quy trình thực hiện bảo dưỡng, bảo trị hệ thống điện công nghiệp:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu từ khách hàng

Bước 2: Khảo sát hiện trạng, lập kế hoạch bảo dưỡng, lên phương án sữa chữa ít tốn kém và hiệu quả nhất cho khách hàng.

Bước 3: Báo giá chi phí dịch vụ.

Bước 4: Lập kế hoạch thời gian chi tiết trình khách hàng trước khi tiến hành công việc bảo trì

Bước 5: Thực hiện theo kế hoạch việc sữa chữa, bảo trì cho khách hàng.

Bước 6: Chạy thử nghiệm, báo cáo các nội dung đã tiến hành bão dưỡng, sữa chữa cho khách hàng

Bước 5: Bàn giao thiết bị khi sữa chữa, nghiệm thu và bảo hành cho khách hàng.

Quý Khách Hàng Có Nhu Cầu Tìm Đơn Vị Uy Tín – Chất Lượng – Nhanh Chóng Để Bảo Trì – Nâng Cấp Hệ Thống Điện Vui Lòng Liên Hệ Với Chúng Tôi Để Được Tư Vấn!

Bài viết liên quan