MÁY SẢN XUẤT KHÍ NI TƠ

MÁY SẢN XUẤT KHÍ NI TƠ CÔNG NGHỆ PSA (Pressure Swing Adsorption)

 

Những điều cần biết về Khí nitơ

Khí Nitơ là loại khí công nghiệp được sử dụng thông dụng trong các nhà máy sản xuất. Khí Nitơ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất như: Thực phẩm, Y tế, Dược phẩm, Điện tử,… Hiện nay các nhà máy sử dụng khí Nitơ từ 2 nguồn chính: Bình khí nitơ đóng sẵn và máy sản xuất khí nitơ.

Với bình khí nitơ đóng sẵn do các nhà cung cấp trên thị trường, ưu điểm đó là không tốn kém chi phí đầu tư cho máy móc, mua và sử dụng nhanh chóng, sử dụng linh hoạt. Tuy nhiên, Nitơ đóng bình không bảo đảm tốt nhất về độ tinh của khíết của khí N2, cũng như về lâu dài nếu sử dụng thường xuyên thì chi phí sẽ cao hơn là đầu tư cho máy tạo khí nitơ. Với một máy sản xuất khí nitơ, Nhà máy có thể hoàn vốn sau 2-3 năm sử dụng, chủ động được nguồn cung và lưu lượng khí cần thiết, cũng như đạt được độ tinh khiiết của khí N2 cao và ổn định nhất.

Máy tạo khí nitơ là gì?

Máy tạo khí nitơ là một loại thiết bị máy móc hiện nay cũng đã không còn quá xa lạ với người dùng. Trường Thịnh Engineering & TEchnology xin được giới thiệu những thông tin cơ bản về máy tạo khí nitơ để Quý Khách hàng nắm bắt và ứng dụng cho nhu cầu của nhà máy. Trong không khí tự nhiên, tỉ lệ khí nitơ rất cao, chiếm đến 78% thể tích khí quyển. Máy tạo khí nitơ, máy sản xuất khí nitơ, máy nén khí nitơ, máy tạo nitơ… là những tên gọi khác nhau của cùng một cỗ máy có nhiệm vụ sản xuất  -tạo ra khí nitơ phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau.

Ứng dụng của máy tạo khí ni tơ trong các ngành công nghiệp

  • Khí Ni tơ được sử dụng nhiều trong các ứng dụng công nghệ nhằm mục đích bảo quản các loại thực phẩm, dược phẩm và những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có thể ngăn cản và chống lại sự oxi hóa. Nó cũng đóng vai trò là hoạt chất làm lạnh phổ biến được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
  • Nito cũng còn được các ngành sản xuất điện tử công nghệ cao ứng dụng rất nhiều trong việc chế tạo và bảo quản các linh kiện đắt tiền.
  • Trong ngành cơ khí và khai khoán chế tạo luyện kim, ni tơ được ứng dụng để sản xuất các loại thép không gỉ.
  • Khí ni tơ được bơm căng đáp ứng áp suất cho các lốp xe hơi và lốp bánh của máy bay.
  • Nó cũng được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị tản nhiệt cho nhiều loại đối tượng như làm mát ép xung chíp và nhiều loại bộ phận sinh nhiệt khác.
  • Trong ngành hàn kim loại và công nghệ hàn thì thay vì sử dụng heli là chất khí có giá thành rất cao thì người ta sử dụng nito có giá thành rẻ hơn mà hiệu quả không thua kém.

Máy tạo khí nitơ PSA của SUMMITS

Hiện nay các máy tạo khí nitơ hầu hết sử dụng công nghệ PSA. PSA là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Pressure Swing Adsorption, có nghĩa là hấp thụ áp suất chuyển đổi. PSA là công nghệ tách khí nitơ từ hỗn hợp không khí trong khí quyển. Dựa vào tính năng hấp thu đặc biệt của phân tử cacbon CMS để tách khí nitơ trong áp suất cao.

Nguyên tắc cốt lõi của công nghệ PSA- hấp thụ áp suất chuyển đổi.

Nguyên lý hoạt động của máy tạo khí nitơ PSA

Công nghệ Hấp thụ áp suất chuyển đổi (PSA) là một quy trình vận hành siêu sạch và sử dụng “nguyên liệu thô” duy nhất là không khí. Công nghệ PSA sử dụng nguồn nguyên liệu không khí ngay tại nơi đặt máy, tạo nên nguồn cung cấp khí nitơ tinh khiết cao liên tục không gián đoạn.

Hấp phụ áp suất chuyển đổi là một phát minh công nghệ được sử dụng để tách một hoặc một vài loại khí ra khỏi hỗn hợp, dựa trên đặc tính của vật liệu hấp phụ là hấp phụ một/một vài loại khí ở một áp suất cho trước và giải hấp khí đó ở áp suất thấp hơn nhất định. Quy trình công nghệ liên tục thay đổi qua lại giữa hai quá trình hấp phụ ở áp suất cao hơn và giải hấp ở áp suất thấp hơn, do vậy mà tên gọi của công nghệ có cụm từ “chuyển đổi”.

Tuổi thọ trung bình được sử dụng để tái sinh của rây phân tử, trong đó, trong trường hợp của nitơ, là một phân tử Sàng Carbon (CMS). Rây phân tử là hoàn toàn hồi phục và có tuổi thọ trên 40.000 giờ để hoạt động.

Để hiểu hơn về PSA, chúng ta cần biết về cấu trúc CMS.

Hạt carbon CMS

Phân tử cacbon CMS là một vật liệu đặc biệt có khả năng hấp thu không phân cực, hấp thu khí oxy và khí nitơ với tỉ lệ khác nhau. Khi cho một dòng khí lấy từ tự nhiên vào máy với một áp suất đủ lớn, Khí Oxi (Z=8) có số hiệu nguyên tử lớn hơn so với khí Nito (Z=7), do các lực hút điện từ tác động vào lớp vỏ electron nên làm cho kích thước của phân tử khí Nito lớn hơn so với kích thước của phân tử khí Oxi, các phân tử khí oxy sẽ đi vào lớp mao quản của bộ phận CMS với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với phân tử khí nitơ và bị hấp thụ, luồng khí còn lại qua CMS sẽ là một luồng khí giàu nitơ, được nén ở áp suất cao.

Khí oxy bị hấp thu sẽ được xả khỏi CMS để CMS tái tạo và chuẩn bị cho đợt hấp thụ tiếp theo.

Khi các hạt hấp thụ CMS đã ngâm đủ khí Oxy thì dòng khí Nitơ được tạo ra sẽ được vận chuyển qua bình tiếp theo, tiếp tục thực hiện quá trình làm tinh nồng độ khí Nitơ cũng bằng phương pháp trên. Các phân tử khí oxy có trong dòng khí sẽ tiếp tục được hấp thụ một lần nữa. Chu trình hấp thụ oxy, xả oxy được lặp lại giữa bình 1 và bình 2, cho đến khi dòng khí đạt nồng độ Nitơ cần thiết theo yêu cầu.

Hãy liên hệ với Chúng tôi để đươc tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật về giải pháp sản xuất khí ni tơ!